Tiêu điểm

Những chức năng trên ôtô lái mới `không bao giờ dùng`

Khi mới làm quen ôtô, nhiều tài xế không biết cách thậm chí bỏ quên một số bộ phận thiết yếu trên xe.

Dưới đây là những chi tiết thường bị bỏ quên khi mới lái ôtô, độc giả click từng mục để xem hướng dẫn.

Vô-lăng cũng có thể điều chỉnh  

vo-lang-cung-co-the-dieu-chinh

Những tài xế mới khá ghi nhớ việc chỉnh ghế, chỉnh gương nhưng hầu hết lại không để ý đến vô-lăng. Với những người chiều cao khiêm tốn hay phụ nữ, điều chỉnh vô-lăng kết hợp chỉnh ghế là cách để có tư thế lái thoải mái và an toàn nhất.

Tùy từng xe, chỉnh vô-lăng có thể là điện hoặc cơ. Thông thường nút hoặc lẫy điều chỉnh vô-lăng nằm phía dưới trục vô-lăng, ấn giữ một tay để đưa vô-lăng lên-xuống, vào-ra đến vị trí phù hợp nhất.

Gương chiếu hậu trong xe

Hầu hết tài mới chưa có thói quen nhìn gương chiếu hậu trong xe, đặc biệt khi lùi. Gương này cho tầm quan sát góc thẳng phía sau xe, nên hai gương bên ngoài không chiếu hết. 

Khi lùi, nên quan sát cả gương trong xe để chắc chắn không có cây, cột điện hay người đang đứng phía sau. Gương này cũng có tác dụng giúp tài xế định hình lại vị trí xe phía sau khi chạy trên đường. Thông thường khi nhìn vào gương hậu bên ngoài, hình ảnh xa hơn so với thực tế. Vì vậy, khi nhìn gương hậu trong xe tài xế sẽ biết xe sau đang gần hơn nhiều so với mình nghĩ. 

Làm sao để mở nắp ca-pô?  

lam-sao-de-mo-nap-ca-po

Nhiều người đi xe tới cả nửa năm vẫn không biết mở nắp ca-pô như thế nào, vì không bao giờ phải đụng vào chức năng này. 

Để mở nắp ca-pô, trước tiên tìm trong xe lẫy gạt có ký hiệu tương tự như trong ảnh trên. Bật lẫy này, nắp ca-pô sẽ được mở khóa. Sau đó ra phía trước nắp ca-pô, thò ngón tay vào phía trong, gạt một lẫy khác đồng thời nhấc nắp ca-pô lên. 

Những lúc nào cần bấm chốt cửa?

Hầu hết xe hiện đại tự chốt cửa khi xe lăn bánh trên 30 km/h, tài xế có thể không cần tự tay bấm nút chốt khi xe lăn bánh. Tuy nhiên không chỉ lúc xe chạy mà ngay cả lúc đứng yên cũng cần bấm chốt cửa. 

Ví dụ khi dừng xe chờ người nhà, khi bước ra ngoài đổ xăng hay khi lúi húi xếp đồ trong cốp xe. Chỉ một sơ hở nhỏ kẻ gian có thể đột nhập từ bên ngoài, hoặc trẻ em hay ai vô ý mở cửa đều có thể dẫn tới rủi ro không đáng có. Có thể nói bất cứ khi nào tài xế không kiểm soát được thì nên chốt cửa.

Đèn cảnh báo sáng tức có vấn đề

Đèn cảnh báo không tự nhiên sáng, vì vậy nếu những đèn này sáng tức xe đang gặp một vấn đề nào đó. Một trường hợp nhỏ mà nhiều tài xế mới hay gặp là quên không hạ phanh tay khi lăn bánh. Lúc này, trên bảng đồng hồ biểu tượng phanh tay vẫn sáng. Vì vậy, chỉ cần để ý sẽ biết để hạ phanh tay. Ngoài ra, còn nhiều biểu tượng khác quan trọng hơn liên quan đến động cơ, công nghệ trên xe. Độc giả tham khảo chi tiết ý nghĩa các biểu tượng

Sấy kính để làm gì?

Mùa đông, xuân thực sự cần thiết khi kính liên tục bị bám hơi nước. Vào buổi sáng nhiều sương hay khi trời lạnh, hơi nước trên mặt bên trong kính ngưng tụ tạo thành lớp mờ làm giảm tầm nhìn. Lúc đó nên sử dụng chức năng sấy kính để nhanh chóng giải phóng lượng nước này, trả lại kính trong suốt. 

Vào mùa hè chức năng này thường sử dụng khi gặp mưa nhiều, hơi nước trong xe cũng tụ trên kính lái. Tương tự vậy, bật sưởi để tan nước, sau đó sử dụng điều hòa để làm khô nội thất, chống bám nước.

Theo Đức Huy (VnExpress.net)

Không có nhận xét nào